10 điều cần cân nhắc về cuộc sống ở Nhật trước khi du học

Bạn yêu thích văn hóa Nhật và có dự định du học trong tương lai? Hẳn nhiên, ai sang Nhật cũng đặt kỳ vọng lớn về một quốc gia phát triển và hiện đại, cảnh vật đẹp đẽ, học tập và công việc ổn định. Tuy nhiên, dẫu có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khi quyết định đi du học tại Nhật, ắt bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn để hòa nhập, đòi hỏi bạn phải làm quen với nhịp sống của một đất nước mới mẻ, được bao quanh bởi những người mới, nghe những cụm từ chưa biết trước đây, ăn những món ăn lạ, theo một thói quen khác… Có rất nhiều du học sinh Việt Nam đã gặp khó khăn và lạ lẫm khi bắt đầu cuộc sống tại Nhật. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 10 lưu ý về cuộc sống ở Nhật trước khi bạn quyết định bước chân sang Nhật du học nhé.

Xem thêm bài viết du học Nhật bản nên học ngành gì tại đây

Du học sinh tìm nhà ở Nhật thế nào?

Người bảo lãnh là cần thiết để sống ở Nhật

Để thuê nhà tại Nhật, thông thường, bạn sẽ cần có người bảo lãnh để chịu trách nhiệm pháp lý khi có vấn đề phức tạp hay không may xảy ra. Không phải chủ nhà nào cũng yêu cầu tuy nhiên vẫn có khá nhiều trường hợp mà người bảo lãnh là cần thiết. Người bảo lãnh phải có quốc tịch Nhật Bản, là công dân được ủy quyền ký cam kết và có mối quan hệ thân thiết với người thuê nhà. Vì vậy, việc tìm kiếm những người đáp ứng các điều kiện trên là vô cùng khó khăn và việc tìm kiếm một công ty cung cấp dịch vụ bảo lãnh để làm việc là vô cùng cần thiết.

Chi phí cần để thuê nhà khi sống ở Nhật

Bên cạnh đó, giá thuê nhà cũng là một điều cần lưu ý. Ví dụ, bạn tìm được một căn nhà có giá 80.000 Yên/ tháng. Bạn có thể sẽ phải chi trả tuỳ vào hình thức thuê (tự tìm hay qua trung gian, chủ nhà lấy chi phí thế nào, dịch vụ…). Chi phí cần để thuê nhà ở Nhật có thể ước tính như sau: 

・Tiền thuê tháng đầu tiên: 80.000 yên 

・Tiền cọc (敷金-Shikikin): 80.000 yên 

・Tiền lễ (礼金-Reikin) (khoảng 1 tháng tiền nhà): 80.000 yên (Không phải mọi chủ nhà đều tính tiền lễ, vì vậy hạn chế tìm kiếm căn hộ “ không cần tiền lễ ” là một cách để giảm chi phí trả trước của bạn.

・Chi phí môi giới (仲介手数料- Chūkai Tesūryō) ~ tiền thuê nhà 1 tháng

・Phí công ty bảo lãnh (~ tiền thuê 1 tháng) 

・Phí quản lý (管理費-Kanrihi) = 3000-5000 yen

・Bảo hiểm cháy nổ (火災保険-Kasai Hoken):

・Phí thay ổ khóa (鍵交換料- KagikōkanRyō)

・Phí gia hạn hợp đồng thuê (更新料- KōshinRyō)

Các ứng dụng giúp tìm nhà tại Nhật

Khi sống tại Nhật, du học sinh có thể tìm nhà thông qua 3 ứng dụng tìm nhà trên Android và iOS phổ biến dưới đây. Đây cũng là các ứng dụng vô cùng phổ biến được người Nhật sử dụng

1SUUMOiOS/ Androidhttps://suumo.jp/
2HOME’SiOS/ Androidhttps://www.homes.co.jp/chintai/
3goodroomiOS/ Androidhttps://www.goodrooms.jp/

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm nhà thông qua các group chia sẻ và tìm nhà trên Facebook của người Việt Nam

Phương tiện đi lại hàng ngày khi sống ở Nhật

Nhìn chung, người Nhật rất ưa chuộng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất đa dạng như Shinkansen, xe buýt, tàu điện ngầm…. Du học sinh nên chọn phương thức di chuyển tiết kiệm chi phí nhất. Một số phương tiện phổ biến:

Tàu điện – 電車

Là phương tiện di chuyển chính mà đại đa số người dân Nhật Bản sử dụng. Đây vừa là nét đặc trưng của văn hoá di chuyển của người Nhật, vừa là một trong những hình thức đi lại tối ưu nhất với chi phí khoảng 500 yên cho 30 phút đi tàu (tốc độ trung bình: 40 km /h). Bạn hoàn toàn có thể đăng ký vé tháng và vé năm để tiết kiệm thêm chi phí.

Xe bus – バス

Xe bus ở Nhật Bản về cơ bản giống như xe bus ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là xe bus ở Nhật được chia làm 2 loại:

  • Bus đường dài: tuyến xe thường chạy tuyến đêm, giá vé khoảng 4000-6000 Yên/ lượt.
  • Bus chạy trong thành phố: tuyến xe này chỉ chạy trong thành phố đặc biệt hơn là tuyến xe có thể đi ngang qua những địa điểm mà tàu ngầm không chạy qua. Giá vé 50 Yên/ km.

Xe đạp – 自転車

Nếu thường di chuyển trong một khu vực gần chỗ ở thì đây là loại phương tiện hoàn hảo dành cho  du học sinh. Các em có thể tự sắm cho mình một chiếc xe đạp (giá khoảng 10.000 Yên). 

Làm thêm (Baito) tại Nhật cho du học sinh

Dù là các bạn du học sinh tại Nhật theo diện tự túc hoặc hay có học bổng, làm thêm (baito) cũng dường như là một phần không thể thiếu. Đi làm thêm giúp các bạn du học sinh có thêm thu nhập trang trải tiền sinh hoạt cuộc sống đắt đỏ tại Nhật, giảm tải gánh nặng tài chính cho gia đình. 

Tìm hiểu thêm về Baito là gì trong bài viết dưới đây

Lưu ý về giới hạn thời gian làm thêm

Nếu đã tìm hiểu về baito tại Nhật, hẳn các bạn du học sinh đã biết đến chế độ “làm thêm một tuần tối đa 28 tiếng”. Đối với các kỳ nghỉ thì sẽ được phép làm nhiều giờ hơn khi có sự cho phép từ phía trường học, thường lên tới 40 giờ/tuần. Bạn rất cần lưu ý nguyên tắc này, bởi lẽ nếu vi phạm, bạn hoàn toàn có thể sẽ bị này sẽ bị một số hình phạt vô cùng khắt khe như:

  • Không được gia hạn thời gian lưu trú
  • Không được đổi tư cách lưu trú để đi làm tại Nhật sau khi tốt nghiệp

Hàng năm, việc xét duyệt của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với những lưu học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú ngày càng khắt khe hơn. Họ sẽ đối chiếu thông tin về thu nhập và thành tích học tập với Hồ sơ học tập, giấy chứng minh thuế, bảng lương, sổ ngân hàng và các tài liệu liên quan. Nếu Cục nhận thấy sự bất thường sẽ yêu cầu nộp cả Bản sao sổ lương có kê khai chi tiết hơn so với bảng lương. Nếu việc làm quá giờ bị phát hiện, Cục sẽ có những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt. nên nếu bạn vô tình vi phạm thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn và vất vả.

làm thêm baito

Mức lương làm thêm tại Nhật

Mức lương tối thiểu 1 giờ làm thêm tại Nhật sẽ có chênh lệch dựa vào khu vực, thời gian làm và loại hình công việc. Ví dụ như ở những thành phố lớn hay khu vực trung tâm như Tokyo thì lương theo giờ sẽ cao hơn Nagoya hay Nagasaki. Bên cạnh đó, lương ca đêm thông thường sẽ cao hơn lương ban ngày. Đồng thời, trình độ tiếng Nhật càng tốt, mức lương cũng có thể sẽ càng cao hơn và sẽ có nhiều lựa chọn công việc phù hợp hơn. Vì thế, việc có sẵn vốn tiếng Nhật tốt là một điều vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu thêm về Baito là gì trong bài viết dưới đây

Một số công việc làm thêm phổ biến tại Nhật

1. Combini – Cửa hàng tiện lợi, siêu thị 

Với công việc này, bạn sẽ phụ trách việc thu ngân ở siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Bạn cần nắm rõ tiếng Nhật để chào khách, trả lời những câu hỏi đơn giản và thanh toán. Một số chuỗi cửa hàng thường tuyển công việc làm thêm là: 7 Eleven, Family Mart, Ministop, Lawson…

2. Công việc làm thêm tại nhà hàng, khách sạn

Với công việc phục vụ sẽ đòi hỏi bạn có vốn tiếng Nhật giao tiếp để trao đổi với khách hàng. Đây là công việc có mức thu nhập khá ổn, dao động từ 950-1100 yên/ giờ, đây là được nhiều du học sinh Việt lựa chọn.

Với những bạn còn yếu tiếng Nhật, bạn có thể làm việc bên trong bếp. Công việc bao gồm chuẩn bị món ăn và rửa bát.

3. Công việc văn phòng

Đối với những bạn vững tiếng Nhật từ N2, việc tìm các công việc văn phòng là hoàn toàn khả thi. Các bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các trung tâm hỗ trợ người nước Việt Nam. Đặc biệt, đối với các bạn du học sinh có tiếng Anh có thể tìm được nhiều công việc hơn nữa.

Tìm hiểu thêm về 8 công việc Baito phổ biến nhất tại Nhật cho du học sinh Việt Nam

Văn hoá ứng xử và giao tiếp khi sống tại Nhật

Khi tới Nhật sinh sống, bạn sẽ có cảm nhận rõ ràng về sự lịch sự và tôn trọng nơi công cộng. Điều này hẳn sẽ khác biệt so với sự phóng khoáng của con người Việt Nam, khiến nhiều du học sinh sẽ không khỏi bỡ ngỡ.

Văn hoá chào hỏi của người Nhật

Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi người thường cúi đầu khi gặp nhau. Độ dài và độ sâu của cái cúi chào tỷ lệ thuận với quyền lực và vị trí của người bạn đang nói chuyện. Ví dụ: khi muốn chào hỏi xã giao có thể cúi chào nhanh 30 độ (gần giống như cử động gật đầu), khi gặp ông bà hoặc hiệu trưởng trường có thể cúi chào 70 độ chậm, kéo dài. Kiểu cách chào hỏi và cúi đầu cháo sẽ tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp, theo đói mà khi sống ở Nhật, bạn cần lưu ý để lựa chọn cách thức phù hợp nhất. Có 3 kiểu cào chính

  • Kiểu Eshaku (khẽ cúi chào): Đây là cách cúi chào phổ thông nhất, thường dùng khi chào hỏi một cách nhẹ nhàng với đồng nghiệp hay cấp trên tại hành lang hay các bối cảnh thường nhật.
  • Kiểu Keirei (cúi chào thông thường): Đây là kiểu chào cúi đầu khoảng 30 độ trong vòng 2 đến 3 giây. Hình thức này rất phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ khi chào hỏi khách hàng.
  • Kiểu Saikeirei (cúi chào trang trọng): Đây là kiểu cúi đầu có ý nghĩa tôn trọng nhất của người Nhật, thường được sử dụng để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn hoặc xin lỗi trịnh trọng. 

Đối với người nước ngoài, chỉ cần nghiêng đầu đơn giản hoặc cố gắng cúi đầu ở thắt lưng thường là đủ nhưng tốt nhất bạn nên noi gương người Nhật.

Xưng hô giao tiếp khi sống ở Nhật

Khi sống ở Nhật, du học sinh cần lưu ý cách xưng hô với đối phương. Người Nhật thêm hậu tố vào tên để thể hiện sự tôn trọng. Việc thêm “san” hoặc “sana” vào cuối tên là điều căn bản đối với người mới gặp. Sau khi đã thân thiết, bạn hoàn toàn có thể gọi tên trực tiếp đối với những người bạn bè hoặc người kém tuổi. Ngoài ra, đối với trẻ em, bạn có thể thêm hậu tố “chan” cho bé gái và “kun” cho bé trai nếu muốn.

Hạn chế gây ồn ào nơi công cộng:

Hết sức hạn chế việc nói to tại các nơi công cộng như tàu điện, văn phòng.  Không xì mũi nơi công cộng, cố gắng tránh việc ăn uống khi đang di chuyển và không nói chuyện điện thoại di động ở những khu vực công cộng đông đúc như tàu hỏa hoặc xe buýt.

Ngoài ra, hãy bắt đầu quen với việc nói “Gomenasai” và “Arigato Gozaimasu” nghĩa là “Tôi xin lỗi” và “Cảm ơn rất nhiều”. Đây hẳn sẽ là 2 câu cửa miệng khi tới sinh sống và làm việc tại Nhật, là cách tốt nhất để thể hiện sự đánh giá cao, tránh xúc phạm hoặc xin lỗi về những hành vi không đúng đắn của bản thân. Quen với việc cảm ơn và xinh lỗi kèm theo một nụ cười chân thành giúp bạn có một cuộc sống hoà nhập dễ dàng hơn khi sống ở Nhật Bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ABOUTこの記事をかいた人

Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.