Bên cạnh các động từ trong tiếng Nhật, tính từ tiếng Nhật cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và biểu đạt ý nghĩa câu. Các tính từ tiếng Nhật thường đóng vai trò miêu tả, thể hiện trạng thái hoặc bổ nghĩa cho danh từ. Việc nắm rõ cách sử dụng và thành thạo các tính từ là điều bắt buộc để có thể học tiếng Nhật.
Trong bài viết này, hãy cùng Edopen đi tìm hiểu về các cách sử dụng, vai trò và học thuộc các tính từ tiếng Nhật cơ bản nhất nhé.
Tính từ tiếng Nhật là gì?
Tính từ trong tiếng Nhật được sử dụng để mô tả, diễn đạt tính chất, đặc điểm hoặc tình trạng của chủ thể được nhắc tới. Tính từ tiếng Nhật ở trong câu giúp mô tả của bạn trở nên cụ thể và chi tiết hơn, cho phép người dùng truyền tải trọn vẹn và đầy đủ nhất ý nghĩa và thông tin về các đối tượng, sự vật, hoặc tình huống trong câu. Dưới đây là một số ý nghĩa và vai trò của tính từ trong tiếng Nhật.
Hiểu rõ kỳ thi JLPT trong 3 phút
Một số ý nghĩa cơ bản của tính từ tiếng Nhật
Mô tả tính chất và đặc điểm: Tính từ được sử dụng để mô tả những đặc điểm cụ thể của một đối tượng hoặc sự vật. Ví dụ: 高い (takai) – cao, 新しい (atarashii) – mới, 静かな (shizukana) – yên tĩnh.
Mô tả tình trạng hoặc trạng thái: Tính từ có thể được sử dụng để diễn đạt tình trạng hoặc trạng thái hiện tại của một đối tượng. Ví dụ: 忙しい (isogashii) – bận rộn, 疲れた (tsukareta) – mệt mỏi, 暇な (himana) – rảnh rỗi.
So sánh và phân loại: Tính từ thường được sử dụng để so sánh hoặc phân loại đối tượng hoặc sự vật. Ví dụ: 速い (hayai) – nhanh hơn, 小さい (chiisai) – nhỏ hơn, 重要な (juuyou na) – quan trọng.
Mô tả tâm trạng hoặc cảm xúc: Tính từ có thể được sử dụng để diễn đạt tâm trạng hoặc cảm xúc của người nói. Ví dụ: 嬉しい (ureshii) – vui, 悲しい (kanashii) – buồn, 驚く (odoroku) – ngạc nhiên.
2 loại tính từ cơ bản trong tiếng Nhật
Tiếng Nhật có 2 nhóm tính từ cơ bản là tính từ đuôi “i” (những tính từ kết thúc bằng âm “い”) và tính từ đuôi “na” (tính từ có kết thúc bằng đuôi “な” (ví dụ ひまな (himana)- rảnh rỗi).
Học ngay đầy đủ 400 từ vựng giáo trinh Mimikara Oboeru N3
Cách sử dụng tính từ đuôi い(-i):
Tính từ đuôi “i” Là những tính từ kết thúc bằng âm tiết い(-i)
Ví dụ:
あおい: Màu xanh
あかるい: Sáng sủa
あたらしい: Mới
あやしい: Kỳ lạ, kỳ quái
Cách chia tính từ đuôi i trong tiếng Nhật
Khi sử dụng tính từ đuôi “i”, ngoại trừ các câu khẳng định ở thì hiện tại, đa phần các tính từ sẽ được lược bỏ “i” và được thay thế bằng một số hậu tố riêng như sau:
Thể hiện tại (Present Tense):
Trong thể hiện tại, tính từ đuôi “i” được sử dụng để mô tả tình trạng, tính chất, hoặc đặc điểm của một đối tượng ở thời điểm hiện tại. Trường hợp này, đuôi “i” sẽ được giữ nguyên.
Ví dụ:
高いです (takai desu) – Cao (tính từ trong thể hiện tại)
強いです( tsuyoi desu)- Mạnh (tính từ trong thể hiện tại)
Học ngay đầy đủ 400 từ vựng giáo trinh Mimikara Oboeru N3
Thể quá khứ (Past Tense):
Khi muốn thể hiện tính từ tiếng Nhật ở thì quá khứ, ta cần biến đổi hậu tố “i” (い) ở cuối và chuyển thành thành “かった” (katta).
Ví dụ, quá khứ của YASUI, “rẻ”, là YASUKATTA. Quá khứ của TAKAI, “đắt”, là TAKAKATTA.
Một số ví dụ khác:
高かったです (takakatta desu) – Cao (tính từ trong thể quá khứ)
強かったです( tsuyokatta desu) – Mạnh (tính từ trong thể quá khứ)
Thể nối câu Te (て):
Thể te cơ của tính từ đuôi “i” được sử dụng để nối câu hoặc kết hợp với động từ hoặc các tính từ khác trong một câu.
Để biến đổi tính từ đuôi “i” thành thể te cơ, bạn thay “い” ở cuối thành “くて” (kute).
Ví dụ:
高くて、新しいです。 (Takakute, atarashii desu.) – Cao và mới.
強くて、大きいです( tsuyokuite ookii desu) – Khỏe và to
Thể phủ định (Negative Form):
Trong thể phủ định, để biến đổi tính từ đuôi “i” thành thể phủ định, bạn thêm “くない” (kunai) sau tính từ.
Ví dụ:
高くないです (takakunai desu) ー không cao
強くないです( tsuyokunai desu )ー không khỏe
Cách chia tính từ đuôi na trong tiếng Nhật
Tính từ đuôi “na” (な-adjectives) có cách chia khác với tính từ đuôi “i”. Tính từ đuôi な – な形容詞 trong tiếng Nhật (âm cuối cùng là na, tuy nhiên âm “na” chỉ xuất hiện khi nó đứng trước một danh từ).
Ví dụ: ハンサムな男の人。hansamu na otoko no hito: Người đàn ông thì đẹp trai.
Khi tính từ đuôi “na” đứng đơn lẻ làm thành phần vị ngữ trong câu, chúng ta sẽ bỏ “na”.
Ví dụ: 富士山はきれいですね。Fuji san wa kirei desu ne: Núi Phú Sĩ đẹp nhỉ.
Học ngay đầy đủ 400 từ vựng giáo trinh Mimikara Oboeru N3
Chia tính từ đuôi “na” ở thì hiện tại
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ là từ です.
Ví dụ:
バオさんは親切です。Bao san wa shinsetsu desu: Bảo thì tử tế.
Thể phủ định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃありません giống với danh từ và không có です ở đằng sau.
Ví dụ:
バオさんはきれいじゃありません。Bảo không đẹp
Cùng học ngay 400 từ vựng N3 trong 40 ngày!
Thể khẳng định trong quá khứ:
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ でした – deshita.
Ví dụ:
Aさんは元気でした。A san wa genki deshita: A thì đã khỏe.
Bさんは有名でした。B san wa yuumei deshita: B thì đã nổi tiếng.
Thể phủ định trong quá khứ:
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃありませんでした – ja arimasen deshita.
Aさんは元気じゃありませんでした。A san wa genki ja arimasen deshita: A thì đã không khỏe.
Lưu ý: Một dấu hiệu để nhận biết các tính từ đuôi “na” trong tiếng Nhật là phần lớn các tính từ này đều được cấu tạo từ 2 hay nhiều chữ Hán trở lên (không phải tất cả). Tất nhiên sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà bạn bắt buộc phải học thuộc.
100 tính từ tiếng Nhật đuôi “i” và đuôi “na” cần học thuộc càng sớm càng tốt!
Danh sách bên dưới bao gồm 60 tính từ đuôi “i” và 60 tính từ đuôi “na” cơ bản nhất dành cho các bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Cùng học ngay 400 từ vựng N3 trong 40 ngày!
Bảng tính từ đuôi “i”
Tiếng Nhật | Kanji | Tiếng Việt |
あおい | 青い | màu xanh |
あおじろい | 青白い | xanh nhạt |
あかい | 赤い | màu đỏ |
あかるい | 明るい | sáng sủa |
あたたかい | 暖かい | ấm áp(khí hậu) |
あたらしい | 新しい | mới(đồ mới) |
あつい | 暑い | nóng(khí hậu) |
あつい | 熱い | nóng (nhiệt độ) |
あつい | 厚い | dày |
あつかましい | 厚かましい | trơ trẽn (mặt dày) |
あさい | 浅い | cạn, nông |
あさましい | 浅 ましい | tồi tệ, đáng xấu hổ, |
あぶない | 危ない | nguy hiểm |
あまい | 甘い | ngọt |
あやうい | 危うい | nguy hiểm |
あやしい | 怪しい | kì lạ,kì quái |
あらい | 粗い | hành động thô thiển, cục mịch |
あらい | 荒い | hung bạo, hung tợn(tính tình), thô thiển, dữ dội(sóng) |
あらっぽい | 荒っぽい | tính hung tợn, sóng dữ dội, hành động thô thiển |
あわい | 淡い | phù du, thoáng qua, cảnh sắc mờ nhạt, lạt, nhợt |
あわただしい | 慌しい | vội vàng,hấp tấp |
いい | 良い | tốt |
いいにおい | 良い匂い | mùi thơm |
いさぎよい | 潔い | trong sạch, tinh khiết, trong sáng |
いさましい | 勇ましい | dũng cảm |
いそがしい | 忙しい | bận rộn |
いたい | 痛い | đau, nhức |
いやしい | 卑しい | đê tiện, hạ cấp |
うすい | 薄い | mỏng, nhạt, loãng |
うすぐらい | 薄暗い | mờ ảo ,tối âm u |
うたがわしい | 疑わしい | đáng nghi |
うつくしい | 美しい | đẹp |
うとい | 疎い | qua loa, sơ sài |
うまい | 美味い | tốt đẹp ,giỏi, ngon |
うやうやしい | 恭しい | kính cẩn, lễ phép |
うらめしい | 恨めしい | căm hờn, căm ghét |
うらやましい | 羨ましい | ghen tị |
うるさい | 煩い | ồn ào ,náo động(âm thanh),lắm chuyện,hay gây sự |
うるわしい | 麗 しい | lộng lẫy, rực rỡ, |
うれしい | 嬉しい | vui mừng(bản thân cảm thấy vui) |
えらい | 偉い | tự hào ,kiêu hãnh |
おいしい | 美味しい | ngon |
おおい | 多い | nhiều, đông |
おおきい | 大きい | to, lớn |
おかしい | 可笑しい | lạ lùng, buồn cừi |
おしい | 惜しい | không nỡ,không đành |
おそい | 遅い | muộn, chậm, trễ |
おそろしい | 恐ろしい | đáng sợ,khiếp sợ |
おとなしい | 大人しい | chăm chỉ ,đàng hoàng |
おびただしい | 夥しい | rất nhiều, cực nhiều |
おもい | 重い | nặng |
おもしろい | 面白い | thú vị, hoài hước |
かしこい | 賢い | thông minh, lanh lẹ |
かたい | 硬い | cứng ,rắn |
かなしい | 悲しい | buồn sầu(bản thân cảm thấy buồn) |
かゆい | 痒い | ngứa ngáy |
からい | 辛い | cay(vị) |
かるい | 軽い | nhẹ |
かわいい | 可愛い | xinh, đáng yêu, dễ thương |
きたない | 汚い | dơ, bẩn[ô] |
Bảng tính từ đuôi “na”
Từ Tiếng Nhật (な-adjectives) | Cách Đọc | Ý Nghĩaすk |
好きな | Suki NA | Thích |
無駄な | muda na | lãng phí |
面倒な | mendou na | phiền phức |
変な | hen na | lạ |
透明な | toumei na | trong suốt |
空きな | akina | trống rỗng |
不安な | fuan na | không an toàn, bất an |
詳細な | shousai na | chi tiết |
申し訳ない | moushiwake nai | xin lỗi |
退屈な | taikutsu na | buồn chán |
大切な | taisetsu na | quý báu, quan trọng |
暇な | hima na | rảnh rỗi |
緊張な | kinchou na | căng thẳng |
平和な | heiwa na | hòa bình |
適切な | tekisetsu na | thích hợp |
有利な | yuuri na | có lợi |
効果的な | koukateki na | hiệu quả |
便利な | benri na | tiện lợi |
密接な | missetsu na | gắn kết |
高貴な | kouki na | quý tộc, cao quý |
恐れるべき | osoreru beki | đáng sợ, đáng kể |
有望な | yuubou na | triển vọng |
夢中な | muchuu na | say mê, phấn khích |
重要な | juuyou na | quan trọng |
有名な | yuumei na | nổi tiếng |
馬鹿な | baka na | ngu ngốc |
不確かな | futashika na | không chắc chắn |
清潔な | seiketsu na | sạch sẽ |
美味しい | oishii | ngon |
驚くべき | odorokubeki | đáng kinh ngạc |
退屈な | taikutsu na | buồn chán |
賑やかな | nigiyaka na | sôi động |
心地よい | kokochiyoi | dễ chịu, thoải mái |
不安定な | fuantei na | không ổn định |
努力家な | dokushika na | cần cù |
良心的な | ryoushinteki na | lương tâm |
有名 (ゆうめい) | Yuumei | Nổi tiếng |
きれい | Kirei | Đẹp, xinh |
丁寧 (ていねい) | Teinei | Lịch sự |
嫌い (きらい) | Kirai | Ghét |
静か (しずか) | Shizuka | Yên tĩnh |
暇 (ひま) | Hima | Rảnh rỗi |
賑やか (にぎやか) | Nigiyaka | Sôi động |
便利 (べんり) | Benri | Tiện lợi |
元気 (げんき) | Genki | Khỏe mạnh |
一生懸命 (いっしょうけんめい) | Isshoukenmei | Chăm chỉ |
危険 (きけん) | Kiken | Nguy hiểm |
残念 (ざんねん) | Zannen | Đáng tiếc |
心配 (しんぱい) | Shinpai | Lo lắng |
自由 (じゆう) | Jiyuu | Tự do |
十分 (じゅうぶん) | Juubun | Đủ |
大好き (だいすき) | Daisuki | Yêu thích |
適当 (てきとう) | Tekitou | Thích hợp |
特別 (とくべつ) | Tokubetsu | Đặc biệt |
熱心 (ねっしん) | Nessen | Nhiệt tình |
必要 (ひつよう) | Hitsuyou | Cần thiết |
色々 (いろいろ) | Iroiro | Nhiều loại, đa dạng |
大丈夫 (だいじょうぶ) | Daijoubu | Ổn định, không sao |
丈夫 (じょうぶ) | Joubu | Bền bỉ, khỏe mạnh |
大変 (たいへん) | Taihen | Khó khăn |
楽 (たのしい) | Tanoshii | Vui vẻ |
嫌 (いや) | Iya | Không thích |
大切 (たいせつ) | Taisetsu | Quan trọng |
上手 (じょうず) | Jouzu | Giỏi |
下手 (へた) | Heta | Kém |
真面目 (まじめ) | Majime | Trung thực |
真直ぐ (まっすぐ) | Massugu | Thẳng thắn |
無理 (むり) | Muri | Không thể |
立派 (りっぱ) | Rippa | Xuất sắc |
明らか (あきらか) | Akiraka | Rõ ràng |
鮮やか (あざやか) | Azayaka | Tươi sáng |
哀れ (あわれ) | Aware | Đáng thương |
Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.
Leave a Reply