Thể Sai Khiến Trong Tiếng Nhật Là Gì?

Thể sai khiến trong tiếng Nhật được gọi là 使役形(しえきけい). Đây là một 1 thể được ứng dụng rất nhiều, tuy nhiên lại hay bị nhầm lẫn cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể nếu như không nắm vững kiến thức. Trong bài viết lần này, hãy cùng Edopen khám phá tất tần tật những điều cần biết về thể sai khiến để có thể sử dụng một cách thành thạo bạn nhé!

Khi Nào Thì Dùng Thể Sai Khiến Trong Tiếng Nhật?

“Thể sai khiến được dùng trong những trường hợp nào?” là một câu hỏi mà nhiều người mới học tiếng Nhật hay thắc mắc. Để các bạn dễ hình dung, dưới đây là bảng phân biệt Thể Sai Khiến; Thể Sai Khiến Bị Động và Thể Bị Động:

Thể Sai KhiếnThể Sai Khiến Bị ĐộngThể Bị Động
– Người nói kể về một hành động cho phép/bắt/yêu cầu một người (hoặc động vật) làm điều gì đó – Người nói thể hiện sự khó chịu hoặc không hài lòng của người nói khi bị ép làm một việc gì đó– Người nói kể về một hành động mà người khác tác động lên mình

Lưu ý:

Khi muốn sử dụng những câu ở thể sai khiến, thể sai khiến bị động và thể bị động, bạn hãy lưu ý rằng chủ ngữ sẽ là người thực hiện hành động. Hãy chú ý sử dụng chủ ngữ phù hợp với động từ phía sau.

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chia động từ thể sai khiến trong Tiếng Nhật để dễ dàng đánh bại kỳ thi JLPT nhé!

Cách Chia Động Từ Thể Sai Khiến Trong Tiếng Nhật

1. Động từ nhóm 1

Đối với động từ thuộc nhóm 1, chúng ta sẽ chuyển âm cuối từ cột 「い」sang cột「あ」, rồi thêm 「せ」。

Ví dụ:

とります (chụp,lấy)            =>とらせます

きります (cắt)                       =>きらせます

ききます (nghe, hỏi)              =>きかせます

Lưu ý: chữ い chuyển thành わ rồi thêm せ

うたいます (hát)                    =>うたわせます

いいます (nói)                       =>いわせます

2. Động từ nhóm 2

Đối với động từ thuộc nhóm 2, chúng ta sẽ thêm 「させ 」vào trước「ます 」

Ví dụ:

あつめます(sưu tầm)         =>あつめさせます

たべます (ăn)                          =>たべさせます

ほめます (khen)       =>ほめさせます

むかえます (đón)        =>むかえさせます

おしえます (dạy)                    =>おしえさせます

3. Động từ nhóm 3

Đối với động từ thuộc nhóm 3 thuộc nhóm động từ bất quy tắc chúng ta sẽ chuyển như sau:

きます (đến)                  => こさせます

します  (làm)            => させます

 Động từ sau khi chia sang thể sai khiến sẽ thay đổi:

+ Về ý nghĩa: làm V => sai, bắt, ép, cho phép làm V

+ Về ngữ pháp: các động từ khi chia sang thể sai khiến sẽ chuyển thành động từ nhóm 2.

Cách sử dụng thể sai khiến trong tiếng Nhật

Thể sai khiến với dạng : AはB(に・を)~させる。

Với nghĩa: A sai/ bắt/ ép/ cho B làm V được sử dụng với 2 cách dùng chính là: bắt ép và cho phép.

Trong đó A là người sai khiến, đưa ra yêu cầu bắt buộc, còn B là người bị sai, tức là người thực hiện hành động V.

B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」hoặc「を」.

Thông thường B là đối tượng bị tác động sai làm hành động nên sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」, tuy nhiên nếu trường hợp động từ đã có trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 để tránh lặp 2 trợ từ 「に」。

Chính vì thế bình thường người ta sẽ chia ra như sau:

+ Tự động từ:   Bを~させる

+ Tha động từ:    Bに~させる

Tuy nhiên nếu tự động từ có xuất hiện trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 

Ví dụ:

(1) 子供を走らせました。

Kodomo wo hashirasemashita.

Tôi bắt con của mình chạy.

(2) 子供に池の周りを走らせました。

Kodomo ni ike no mawari wo hashira semashita

Tôi bắt con của mình chạy quanh hồ.

Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như「待つ」là tha động từ nhưng B lại được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」.

Ngoài 2 cách dùng chính để diễn tả sự cưỡng ép và cho phép, thể sai khiến trong tiếng Nhật còn được sử dụng trong nhiều tình huống khác như sau:

1. Bắt ép: A bắt/sai/ép B làm V

(1) 先輩が彼に無理やりビールを飲ませたので彼は酔っぱらってしまった。

Kodomo ni ike no mawari o hashira semashita.

Đàn anh ép anh ấy uống quá nhiều rượu nên anh ấy mới say bí tỉ.

(2) 先生は学生たちに英語で日記を書かせました。

Sensei wa gakusei-tachi ni eigo de nikki o kaka semashita.

Thầy giáo bắt học sinh viết nhật ký bằng tiếng anh.

(3) 父は週末息子に部屋を掃除させています。

Chichi wa shūmatsu musuko ni heya o sōji sa sete imasu

Bố sai con trai dọn dẹp phòng vào cuối tuần.

(4)警察は犯罪者に証拠を隠した場所を話させました。 

Keisatsu wa hanzaisya ni shōko o kakushita basho o hanasasemashita.

Cảnh sát đã bắt tên tội phạm nói ra nơi giấu chứng cứ.

(5) 母は息子に夕食前に宿題を終わらせるように言いました。

Haha wa musuko ni yūshokumae ni shukudai o owaraseru yō ni iimashita.

Mẹ đã bắt con trai hoàn thành bài tập trước bữa tối.

2. Yêu cầu: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm V

(1) 犬を座らせる時は、「おすわり!」と言います。

Inu o suwara seru toki wa,`osuwari!’ To iimasu

Khi bảo con chó ngồi xuống, tôi sẽ nói “osuwari”.

(2) 他人に作文をさせる学生は、日本語が上手になりませんよ。

Tanin ni sakubun o sa seru gakusei wa, nihongo ga jōzu ni narimasen yo.

Những học sinh bảo người khác viết văn cho thì tiếng nhật sẽ không giỏi lên đâu.

(3) 社長は山田さんに10ページのレポートを書かせました。

Shachō wa Yamada-san ni 10 pēji no repōto o kaka semashita.

Giám đốc yêu cầu anh Yamada viết báo cáo 10 trang.

(4) 警察が目撃者に事件の証言をさせました。

Keisatsu ga mokugekisha ni jiken no shōgen o sasemashita.

Cảnh sát đã yêu cầu nhân chứng làm chứng về vụ án.

(5) 上司が社員たちに新しいプロジェクトに参加させました。

Jōshi ga shain-tachi ni atarashī purojekuto ni sanka sasemashita.

Quản lý đã yêu cầu nhân viên tham gia dự án mới.

Ngoài thể sai khiến trong tiếng Nhật, bạn cũng có thể tham khảo về Ngữ pháp らしい

3. Cho phép: A cho phép/cho B làm V

(1) 子供がやりたいと言ったことはやらせてあげたい。だから、私は来年から子供にピアノを習わせる。

Kodomo ga yaritai to itta koto wa yara sete agetai. Dakara, watashi wa rainen kara kodomo ni piano o narawa seru.

Tôi muốn cho con tôi làm những điều mà nó nói là muốn làm. Cho nên, từ năm sau tôi sẽ cho con tôi học đàn piano.

(2) この犬がかわいいですねー、ちょっと触らせてください。

Kono inu ga kawaīdesu ne ̄ , chotto sawara sete kudasai.

Ôi, con chó này dễ thương quá. Cho tôi sờ nó chút với.

(3) その仕事は、私にさせてください。

Sono shigoto wa, watashi ni sa sete kudasai.

Xin hãy cho phép tôi làm công việc đó ạ.

(4) 彼女は初デートで私に手をつながせてくれました。

Kanojo wa hajimete dēto de watashi ni te o tsu nagasete kuremashita.

Bạn gái đã cho phép tôi nắm tay vào buổi hẹn đầu tiên

(5) 上司に休暇を取らせてもらいました。

Jōshi ni kyūka o tora sete moraimashita.

Tôi được Sếp cho nghỉ phép.

4. Chăm sóc: A cho B làm V

(1) 利用者に薬を飲ませる時間だ。

Riyōsha ni kusuri o noma seru jikanda.

Đã đến giờ cho bệnh nhân uống thuốc.

(2) 病気になった子供に薬を飲ませた。

Byōki ni natta kodomo ni kusuri o noma seta

Tôi cho con đang ốm uống thuốc.

Kết hợp luyện tập thể sai khiến trong tiếng Nhật, bạn hãy đọc thêm về kính ngữ nữa nhé

5. Để nguyên, không tác động: A để cho/ để kệ B làm V

(1) 子供に自由に遊ばせる。

Kodomo ni jiyū ni asobaseru.

Để cho trẻ con tự do.

(2) 昨日息子が徹夜で試験勉強したから、11時まで寝させました。

Kinou musuko ga tetsuya de shiken benkyou shitakara, 11-ji made ne sasemashita.

Hôm qua con trai tôi đã thức trắng đêm ôn thi nên tôi để kệ cho nó ngủ đến 11 giờ.

(3) 長期間貯金を眠らせておくことはもったいないので、定期預金にしようと思っている。

Choukikan chokin o nemura sete oku koto wa mottainainode, teiki yokin ni shiyou to omotte iru.

Vì để nguyên tiền tích lũy trong 1 thời gian dài thì lãng phí nên tôi định sẽ gửi tiết kiệm định kì.

6. Nguyên nhân: A khiến/ làm cho B ( trở thành trạng thái ) V

(1) ちょっとした不注意で子供に怪我をさせてしまった。

Chottoshita fuchuui de kodomo ni kega o sa sete shimatta.

Vì một chút bất cẩn tôi làm cho con tôi bị thương mất.

(2) 子どもは母親を心配させました。

 Kodomo wa hahaoya o shinpai sa semashita

Con cái khiến cho bố mẹ lo lắng.

(3) 彼は彼女をびっくりさせました。

Kare wa kanojo o bikkuri sa semashita.

Anh ấy đã làm cho cô ấy giật mình.

(4) 彼はいつも面白い話を言って、みんなを笑わせます。

Kare wa itsumo omoshiroi hanashi o itte, min’na o warawasemasu.

Anh ấy lúc nào cũng nói những câu chuyện thú vị khiến cho mọi người cười.

(5)  たった15分でも昼寝するだけで頭をすっきりさせることができる。

Tatta 15-bu demo hirune suru dake de atama o sukkiri sa seru koto ga dekiru.

Dù chỉ 15 phút thôi nhưng việc ngủ trưa có thể khiến cho đầu óc tỉnh táo.

Một Số Lưu Ý Khi Dùng Thể Sai Khiến

Sử dụng thể sai khiến trong tiếng Nhật một cách không đúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hoặc cuộc sống. Người nghe sẽ dễ bị hiểu nhầm ý bạn, đặc biệt khi giao tiếp trong môi trường công ty.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thể sai khiến trong tiếng Nhật.

Trước hết, cần lưu ý rằng thể sai khiến thường được tạo ra bằng cách thêm hậu tố “せる” hoặc “させる” vào động từ. Việc chọn lựa giữa hai hậu tố này phụ thuộc vào động từ ban đầu là động từ “Nhóm 1” hay “Nhóm 2”.

Một điểm quan trọng bạn nên nhớ là phải hiểu rõ ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng khi sử dụng thể sai khiến. Việc sử dụng một cách máy móc có thể tạo ra ấn tượng tiêu cực và khiến người nghe cảm thấy bị không thoải mái trong một số trường hợp. Việc lựa chọn từ ngữ phù hợp và biểu đạt ý của bạn là điều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến ngữ cảnh sử dụng thể sai khiến. Trong một số trường hợp, việc làm cho người khác thực hiện một hành động có thể được hiểu là vô cùng tốt. Tuy nhiên, trong các tình huống nhạy cảm, việc sử dụng thể sai khiến có thể gây hiểu lầm hoặc mâu thuẫn giữa bạn và người nghe. 

Cuối cùng, việc thực hành và lắng nghe cẩn thận đối với cách mà người Nhật sử dụng thể sai khiến trong các tình huống cụ thể cũng quan trọng không kém. Điều này giúp người học nắm bắt được ngữ cảnh và ý nghĩa đầy đủ của thể sai khiến. Nếu được, hãy dành thêm thời gian nghe kaiwa và các bộ phim Nhật, anime để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thể sai khiến chính xác bạn nhé. 

Kết Luận

Trong tiếng Nhật, việc sử dụng thể sai khiến –  使役形(しえきけい)một cách thành thục là một điều vô cùng quan trọng. Hiểu rõ cách sử dụng thể sai khiến không chỉ giúp bạn vượt qua những câu hỏi trong kỳ thi JLPT, mà còn giúp vốn tiếng Nhật của bạn đa dạng hơn. 

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy nhớ chia sẻ cho bạn bè nhé. Ngoài ra, bạn có thể đọc một số bài viết liên quan đến ngữ pháp thi JLPT dưới đây:

Tất tần tật về cách học N5 và những điều cần biết

8 phút để học toàn bộ +800 từ vựng N5 tiếng Nhật

5 phút hiểu toàn bộ về N4 tiếng Nhật là gì và phương pháp học hiệu quả

Tổng hợp 500 từ vựng quan trọng có trong bài thi JLPT N3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ABOUTこの記事をかいた人

Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.