Toàn bộ cách cúi chào của người Nhật trong 5 phút

CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Cúi chào là một nghi thức chào hỏi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Cúi chào là một cách thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và nhã nhặn của người Nhật.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của nghi thức cúi chào trong văn hóa Nhật Bản. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các cách cúi chào khác nhau và cách sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.

Tham khảo Phương pháp tự học tiếng Nhật từ đầu với chi phí 0 đồng!

VĂN HÓA CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT – VĂN HÓA OJIGI

Ojigi (お辞儀) – văn hóa chào hỏi của Nhật Bản hay văn hóa cúi chào kiểu Nhật là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất thế giới. Người Nhật rất chú trọng việc chào hỏi, bởi vậy văn hóa Ojigi cũng rất được xem trọng ở Nhật bản.

Đối với người Nhật, việc chào hỏi không chỉ đơn giản là chào theo nghĩa thông thường mà còn thể hiện sự tôn trọng, lòng thành và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau ứng với 5 cách cúi chào của người Nhật.

Học ngay 500 từ vựng quan trọng có trong bài thi JLPT N3

Văn hóa này cũng được sử dụng để thể hiện sự xin lỗi, biết ơn với một ai đó. Ojigi đã ăn sâu vào phong cách sống của người Nhật, trở thành một luật bất thành văn và bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Thậm chí khi một anh nhân viên khi nghe điện thoại của sếp (dù không gặp trực tiếp) vẫn cúi chào theo văn hóa Ojigi.

Một quy tắc chung của văn hóa chào hỏi Ojigi là: Càng muốn thể hiện sự tôn trọng hay thái độ nhận lỗi thì càng phải cúi đầu thấp hơn.

Có một lỗi mà người nước ngoài thường hay mắc phải, đặc biệt là người phương Tây, đó chính là chào hỏi bằng cách bắt tay. Điều này thường không được đánh giá cao ở Nhật. 

Vì vậy, nếu có ý định du học, làm việc, định cư tại Nhật hoặc làm việc với đối tác Nhật Bản, bạn hãy tìm hiểu về văn hóa Ojigi nhé! Chắc chắn nếu bạn nắm được cách chào hỏi của người Nhật thì sẽ được họ yêu mến và đánh giá cao hơn.

5 CÁCH CÚI CHÀO CỦA NGƯỜI NHẬT

Theo văn hóa chào hỏi Ojigi thì có tất cả 5 cách cách cúi chào của người Nhật. Tùy theo vị trí, tuổi tác người đối diện và trường hợp cụ thể sẽ có những cách cúi chào theo từng cấp độ.

CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Cấp độ 1: Cách cúi chào của người Nhật với người trẻ hơn

Cấp độ 1 là cách cúi chào đơn giản nhất, được sử dụng khi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, hoặc những người có vị trí thấp hơn.

Để thực hiện cách cúi chào này, người Nhật sẽ cúi đầu theo góc nghiêng khoảng 5 độ, tương đương với việc gật đầu nhẹ. Thời gian cúi chào thường chỉ kéo dài trong vài giây.

Cách cúi chào này thể hiện sự thân thiện, gần gũi giữa những người gặp gỡ. Nó cũng được sử dụng trong các tình huống trang trọng, như khi gặp gỡ khách hàng, đối tác.

Cấp độ 2: Eshaku – 会釈 – cách chào của người Nhật với người cùng độ tuổi

CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Eshaku là một cách chào phổ biến của người Nhật Bản, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm:

  • Gặp gỡ người cùng độ tuổi, bạn bè
  • Gặp gỡ người cùng cấp bậc, địa vị xã hội
  • Gặp gỡ người mới quen

Cách chào này thể hiện sự nhẹ nhàng, lịch sự và tôn trọng đối với người đối diện.

Cách thực hiện

Để cúi chào theo kiểu Eshaku, bạn hãy đứng thẳng, hai chân khép lại, hai tay thả lỏng dọc theo thân. Cúi nhẹ phần thân và đầu khoảng 15 độ trong 1 – 2 giây.

Học ngay 500 từ vựng quan trọng có trong bài thi JLPT N3

Lưu ý

  • Khi chào theo kiểu Eshaku, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện để thể hiện sự tôn trọng.
  • Nếu bạn chào một người có địa vị cao hơn, hãy cúi đầu thấp hơn một chút.
  • Nếu bạn chào một người lớn tuổi hơn, hãy cúi đầu lâu hơn một chút.
CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Cấp độ 3: Keirei – 敬礼 – Cách cúi chào của người Nhật với cấp trên, người lớn tuổi hơn

Để cúi chào theo kiểu Keirei, bạn sẽ cúi nghiêng phần thân trên của mình 1 góc khoảng 30 độ trong từ 2 – 3 giây.

Đây là cách cúi chào kiểu Nhật rất lịch sự, thể hiện sự tôn trọng và được sử dụng khi chào hỏi cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng,…

Cấp độ 4: Saikeirei – 最敬礼 Cách cúi chào của người Nhật với góc 45 độ

CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Saikeirei: Cách cúi chào thể hiện sự hối lỗi và tôn kính của người Nhật

Saikeirei là một kiểu chào hỏi đặc trưng của người Nhật, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm cả khi chào hỏi và khi thể hiện sự hối lỗi, tôn kính.

Saikeirei thể hiện sự hối lỗi

Saikeirei được sử dụng để thể hiện sự hối lỗi, xin lỗi một cách chân thành. Khi cúi chào theo kiểu này, người Nhật sẽ cúi người một góc từ 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí 1 phút. Cùng lúc đó, 2 bàn tay hạ xuống và chạm vào phần đầu gối, mắt nhìn vào điểm phía trước cách bạn khoảng 80cm.

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Ví dụ, khi một người Nhật làm sai điều gì đó, họ có thể cúi chào theo kiểu Saikeirei để thể hiện sự hối lỗi của mình. Hoặc, khi một người Nhật gây ra tổn thương cho người khác, họ cũng có thể cúi chào theo kiểu này để xin lỗi và mong được tha thứ.

Saikeirei thể hiện sự tôn kính

Ngoài ra, Saikeirei cũng được sử dụng để thể hiện sự tôn kính tuyệt đối, sự tôn trọng, lòng biết ơn với những người có vị trí cao, đấng Thần, Phật hay với Quốc kỳ hoặc với ông bà, cha mẹ.

Ví dụ, khi gặp gỡ Thiên hoàng, người Nhật sẽ cúi chào theo kiểu Saikeirei để thể hiện sự tôn kính của mình đối với người đứng đầu đất nước. Hoặc, khi đến chùa, người Nhật sẽ cúi chào theo kiểu này để thể hiện lòng thành kính của mình với Thần Phật.

Cách thực hiện Saikeirei

Để cúi chào theo kiểu Saikeirei, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước chân rộng bằng vai, hai bàn tay đặt ở hai bên hông.
  2. Cúi người một góc từ 45 đến 60 độ, giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí 1 phút.
  3. Hai bàn tay hạ xuống và chạm vào phần đầu gối.
  4. Mắt nhìn vào điểm phía trước cách bạn khoảng 80cm.

Lưu ý

Khi cúi chào theo kiểu Saikeirei, bạn cần giữ lưng thẳng, không nên cúi đầu quá thấp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến trang phục của mình, tránh mặc những trang phục quá ngắn hoặc quá rộng.

CÚI CHÀO KIỂU NHẬT (1)

Cấp độ 5: Dogeza – 土下座 – Kiểu chào quỳ

Kiểu cúi chào Dogeza là cấp cao nhất trong văn hóa cúi chào kiểu Nhật. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ít khi gặp kiểu cúi chào này trong thực tế vì:

  • Dogeza được dùng khi ai đó mắc phải một lỗi nghiêm trọng, khó có thể tha thứ và phải quỳ xuống để tạ lỗi.
  • Đây là cách chào hỏi của người người Nhật Bản xưa được dùng để chào Nhật Hoàng, đấng sinh thành.

Hiện nay, nếu không phải để xin lỗi thì bạn chỉ bắt gặp kiểu cúi chào này trong các dịp đặc biệt, ngày lễ quan trọng, khi người Nhật thể hiện sự biết ơn với đấng sinh thành.

Những lưu ý trong cách cúi chào của người Nhật 

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được một số nguyên tắc trong cách cúi chào của người Nhật như các tư thế tay chân, cách cúi của nam và nữ cũng sẽ khác nhau.

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Cách cúi chào của nam và nữ sẽ có chút khác biệt

  • Khi cúi chào kiểu Nhật, mắt sẽ luôn nhìn xuống dưới.
  • Lưng phải được giữ thẳng, cổ tuy cùng cúi với phần thân nhưng vẫn phải được nâng cao trong tư thế ngẩng cao đầu.
  • Thân trên hướng về phía trước nhưng thân dưới vẫn phải đứng thẳng.
  • Cúi chào càng lâu thì càng thể hiện sự kính trọng với người đối diện.
  • Nếu là nam, tay sẽ đặt dọc theo thân
  • Nếu là nữ, 2 tay đặt ở vạt áo trước, tạo thành hình chữ V và bàn tay phải phải đặt trên bàn tay trái.

17 CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT – MẪU CÂU CHÀO HỎI

Dưới đây là bảng tổng hợp các mẫu câu chào hỏi của người Nhật được sử dụng phổ biến nhất để bạn tham khảo:

STTTiếng NhậtPhiên âmNghĩa tiếng Việt/Cách dùng
1こんにちはkonnichiwaXin chào (Được sử dụng khi chào ai đó vào ban ngày, cũng được sử dụng nhiều trong mail, thư từ)
2おはようございますohayougozaimasuChào buổi sáng (Khi chào ai đó vào buổi sáng một cách lịch sự)
3おはようohayoChào buổi sáng (Để chào bạn bè thân thiết)
4こんばんはkonbanwaChào buổi tối
5もしもしmoshimoshiAlo (chào khi nghe điện thoại)
6お久しぶりですohisashiburiLâu rồi không gặp (Khi gặp một người đã lâu không gặp)
7初めまして。hajimemashiteHân hạnh được biết bạn (Được dùng khi gặp ai đó lần đầu)
8お元 気ですかOgenki Desu KaBạn có khỏe không
9最近 どうですかSaikin doudesukaDạo này như thế nào?
10ただいま。tadaima(Khi đi ra ngoài và trở về nhà)
11じゃ、またja,mataHẹn gặp lại (lịch sự)
また 後でMata atodeHẹn gặp lại sau
12またねmatane(Cách tạm biệt thân mật)
13バイバイbaibai(Cách chào sử dụng từ mượn tiếng Anh)
14きをつけてkiotsuketeBảo trọng (Dùng khi thời gian lâu sau mới gặp lại)
15お休みなさいOyasuminasaiChúc ngủ ngon
16貴方のお父様によろしくお伝 え下さいAnata no o tōsama ni yoroshiku o Den e kudasaiCho tôi gửi lời chào bố bạn nhé
17こちらは 私 の名刺ですKochira wa watashi no meishidesuĐây là danh thiếp của tôi

MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIAO TIẾP, CHÀO HỎI Ở NHẬT

Bên cách các lưu ý khi cúi chào kiểu Nhật, bạn cũng cần nắm được các lưu ý chung trong giao tiếp và trong văn hóa chào hỏi của người Nhật:

  • Không nhìn vào mắt của người đối diện: Việc giao tiếp bằng mắt không được coi trọng ở Nhật Bản. Thậm chí, khi bạn nhìn vào mắt của người đối diện còn bị xem là sự thiếu tôn trọng, mất lịch sự.
  • Nói ít: Người Nhật không thích nói quá nhiều mà sẽ thích lắng nghe nhiều hơn, họ cũng sẽ không thích những người nói quá nhiều.
  • Nên nói giảm – nói tránh: Người Nhật rất chú ý đến cảm xúc của người khác và sợ bị mất lòng nên thường sẽ nói giảm, nói tránh, nói vòng vo thay vì đi thẳng vào vấn đề.
  • Cách vẫy tay: Khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng và lòng bàn tay hướng xuống dưới thay vì chỉ gập các ngón tay (điều này sẽ bị coi là thô lỗ)
  • Không chỉ tay vào người khác: Nên mở rộng và để bàn tay hướng lên trên và đưa về phía người đó.
  • Văn hóa tặng quà: Khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới, người Nhật sẽ chuẩn bị các món quà nhỏ để tặng hàng xóm như một cách chào hỏi để làm quen.

Kết Luận

Nếu bạn đang là người học tiếng Nhật với mục tiêu muốn được làm việc, du học tại Nhật Bản thì chắc chắn không thể không nhớ các cách cúi chào chuẩn chỉ. Hy vọng các bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ABOUTこの記事をかいた人

Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.