3 phút nắm rõ toàn bộ quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Biến âm trong tiếng Nhật là một trong những kiến thức cơ bản và vô cùng quan trọng giúp bạn có thể nói chuyện và giao tiếp tiếng Nhật một cách chính xác. Một số âm trong tiếng Nhật khi ghép và đọc thành tiếng sẽ không còn đọc giống như cách viết ban đầu, khiến việc phát âm trở nên khó hơn, để dễ đọc cũng như tránh nhầm lẫn thì biến âm đã xuất hiện. Trong bài viết này, hãy dành 3 phút nắm rõ toàn bộ quy tắc biến âm trong tiếng Nhật nhé.

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Biến âm trong tiếng Nhật là gì?

Khái niệm biến âm trong tiếng Nhật

Biến âm trong tiếng Nhật là một khái niệm trong ngữ âm học ám chỉ những thay đổi khi được ghép với các âm tiết khác. Điều này thường xảy ra khi hai âm tiết liền kề và gặp nhau trong cùng một từ.

Biến âm còn được là âm đục hoặc âm bán đục là những chữ cái được thêm dấu: 「〃」 tiếng Nhật đọc là Tenten「〇」. Tuy nhiên không thể tùy tiện thêm vào bất cứ chữ cái nào mà chỉ có những hàng chữ quy định mới có thể thêm âm đục và âm bán đục.

Xem thêm TOP 10 APP HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (N5 ĐẾN N1)

Bảng biến âm trong tiếng Nhật

HàngCác chữ trong hàngÂm đục
か き く け こが ぎ ぐ げ ご
さ し す せ そざ じ ず ぜ ぞ
た ち つ て とだ じ ず で ど
は ひ ふ へ ほば び ぶ べ ぼ

Ví dụ:

手(te) + 紙 (kami) = てがみ (tegami) (“ka” → “ga”) 

脱 (datsu) + 出 (shutsu) = だっしゅつ (dasshutsu)

Một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Âm đục trong tiếng Nhật 「連濁 (れんだく)」

Âm đục (れんだく – 連濁) trong tiếng Nhật là một hiện tượng ngữ âm, xảy ra khi một số phụ âm thay đổi hoặc mềm đi khi đứng sau một số nguyên âm hoặc âm tiết cụ thể. Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình nối âm tiết để tạo âm thanh mềm dẻo và dễ nghe.

Cách nhận biết âm đục rất đơn giản, âm đục có cách viết giống với đơn từ ban đầu chỉ thêm dấu nháy ký hiệu bên trên.

Xem thêm TOP 10 APP HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (N5 ĐẾN N1)

Ví dụ:

  • 日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)
  • 近 chika + 頃 koro = 近頃  chikagoro  (dạo này)

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Biến âm xuất hiện trong hàng “sa” (sa, shi, su, se, so)

Trong hàng “sa,” có sự độc đáo trong cách phát âm tiếng Nhật so với các hàng khác khi gặp các trường hợp biến âm. Trong khi “ha” hoặc “ka” chia sẻ cùng một chữ đầu, thì hàng “sa” lại khác biệt.
Ví dụ:

  • Ký tự “さ” biến thành “ざ” (đọc là “za”)
  • Ký tự “し” biến thành “じ” (đọc là “ji”)

Các ký tự “す,” “せ,” “そ” cũng có thể thay đổi cách đọc thành “ず,” “ぜ,” “ぞ” tương ứng

Hiểu rõ cách dùng toàn bộ trợ từ trong tiếng Nhật

Biến âm trong hàng “ka” (ka, ki, ku, ke, ko)

Hàng “ka” bao gồm 5 ký tự cơ bản: “か,” “き,” “く,” “け,” “こ” sẽ biến âm và trở thành hàng “ga” với 5 ký tự mới: “が,” “ぎ,” “ぐ,” “げ,” “ご”

Biến âm trong hàng “ha” (ha, hi, fu, he, ho)

Hàng “ha” bao gồm 5 ký tự cơ bản: “は,” “ひ,” “ふ,” “へ,” “ほ” sẽ biến âm thành hàng “ba” với 5 ký tự mới: “ば,” “び,” “ぶ,” “べ,” “ぼ”. Trong tiếng Nhật, điều này còn được gọi là âm đục.

Hàng “ha” sau “tsu”

Quy tắc: Khi hàng “ha” đứng sau “tsu” つ, “tsu” sẽ biến thành âm lặp; còn hàng “ha” sẽ biến thành “pa”. “は,” “ひ,” “ふ,” “へ,” “ほ” trở thành “ぱ,” “ぴ,” “ぷ,” “ぺ,” “ぽ”

Ví dụ: 活発(かつ+はつ)sẽ trở thành かっぱつ, “katsu + hatsu” biến thành “kappatsu”.

Biến âm của một số ký tự khi đứng sau “n”

  • Với hàng “ka” sau “n”

Khi hàng “ka” đứng sau “n” (ん), một số trường hợp biến âm xuất hiện, thường xuất hiện nhiều trong các số đếm của tiếng Nhật. Khi đó, chúng sẽ biến thành hàng “ga”.

Ví dụ: さんかい (tầng 3) là: “sa + n +kai” nhưng được đọc là “sangai”.

Xem thêm TOP 10 APP HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (N5 ĐẾN N1)

  • Với hàng “ha” sau “n”

Hàng “ha” khi đứng sau “n” (ん) cũng có một số trường hợp biến âm, thường biến thành hàng “pa” hoặc hàng “ba,” nhưng ít hơn. Đồng thời, khi chữ ん đứng trước các âm ghép trong hàng “p” và hàng “b,” chúng sẽ được đọc thành âm “m”.

Âm ngắt trong tiếng Nhật

Âm ngắt trong tiếng Nhật được gọi là “拍音” (はくおん – hakuon) hoặc “促音” (そくおん – sokuon). Đây là một khái niệm trong ngữ âm học, liên quan đến cách âm tiết trong một từ có một âm thanh ngắn, sắc nét và đứt ngắt.

Âm ngắt là những âm có âm っ (tsu nhỏ) nối giữa 2 phụ âm với nhau để tạo một từ có nghĩa. Quy tắc đọc/ phiên âm khi gặp các chữ có âm ngắt là gấp đôi phụ âm ngay đằng sau âm ngắt (chỉ gấp đôi phụ âm ngay sau nó mà không phiên âm っ- tsu).

Ví dụ:

ざっし (zasshi): tạp chí

Lưu ý: là những từ nào chứa âm ngắt thay vì đọc đều đều bạn sẽ đọc hạ giọng và ngắt nhịp rồi đọc tiếp. 

Trong hàng “sa,” có sự độc đáo trong cách phát âm tiếng Nhật so với các hàng khác khi gặp các trường hợp biến âm. Trong khi “ha” hoặc “ka” chia sẻ cùng một chữ đầu, thì hàng “sa” lại khác biệt.

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Các trường hợp đặc biệt trong quy tắc biến âm On, Kun trong tiếng Nhật

Hiện tượng liên đục trong kết hợp âm ON 

– Các từ có âm ON bắt đầu hàng か, さ, た, は kết thúc là đuôi う, ん thì phát sinh sự hóa đục.

Ví dụ: 平等(びょうどう) bình đẳng

患者(かんじゃ) bệnh nhân

– Các từ có âm ON bắt đầu hàng は kết thúc là đuôi つ, ん thì phát sinh sự hóa đục thành âm bán đục.

Ví dụ: 出発(しゅっぱつ) xuất phát

何分(なんぷん) mấy phút

Hiểu rõ cách dùng toàn bộ trợ từ trong tiếng Nhật

Hiện tượng liên thành trong kết hợp âm ON

Các từ có âm ON bắt đầu là nguyên âm kết thúc là đuôi ん thì nguyên âm biến âm thành hàng な hoặc hàng ま. 

Ví dụ: 反応(はんのう) = 反(はん) + 応(おう) phản ứng

 Hiện tượng biến gần âm trong kết hợp âm ON

Các từ có âm ON kết thúc hàng き, く, ち, つ khi đứng trước các từ âm ON bắt đầu hàng か, さ, た, は thì phát sinh sự biến hóa gần âm.

Ví dụ: 石膏(せっこう) thạch cao

日記(にっき) nhật ký

一杯(いっぱい) 1 cốc
Xem thêm TOP 10 APP HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (N5 ĐẾN N1)

Hiện tượng liên đục trong kết hợp âm KUN

Những từ bắt đầu hàng か, さ, た, は kết hợp phía sau từ khác thì sẽ phát sinh sự hóa đục.

Ví dụ: 長話(ながばなし) chuyện vô tận

昔語り(むかしがたり) truyện cổ

Ngoại lệ: Các trường hợp sau thường không phát sinh hóa đục.

– Động từ + Động từ: 差し引く(さしひく) khấu trừ

– Quan hệ đối đẳng: 読み書き(よみかき) đọc và viết

– Kết hợp với tâm ngữ: 飯炊き(めしたき) nấu nướng

Hiểu rõ cách dùng toàn bộ trợ từ trong tiếng Nhật

Biến âm nâng cao trong tiếng Nhật

  1. Nếu âm kana sau cùng của chữ Kanji thứ nhất là「く」, âm kana đầu tiên của chữ Kanji thứ 2 là hàng「か」thì 「く」sẽ biến âm thành âm「っ」- tsu nhỏ. 

Ví dụ:

  • 国「こく」+家「か」 – 国家「こっか」 quốc gia
  • 借「しゃく」+金「きん」 – 借金「しゃっきん」 tiền nợ
  1. Nếu âm kana sau cùng của chữ Kanji thứ nhất là「ん」, âm kana đầu tiên của âm tiết thứ 2 là hàng「は」thì hàng 「は」sẽ biến âm thành hàng 「ぱ」.

Xem thêm TOP 10 APP HỌC TIẾNG NHẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (N5 ĐẾN N1)

Ví dụ: 

  • 心「しん」+配「はい」 – 心配「しんぱい」 lo lắng
  • 満「まん」+腹「ふく」 – 満腹「まんぷく」 no nê
  1. Nếu âm kana phía sau cùng của chữ Kanji đầu tiên là「つ」, âm kana đầu tiên của chữ Kanji thứ 2 hàng「か/さ/た/は」thì âm 「つ」phải biến âm thành「っ」- tsu nhỏ. 

Ví dụ:

  • 失「しつ」+格「かく」 – 失格「しっかく」 (thi) trượt
  • 発「はつ」+掘「くつ」 – 発掘「はっくつ」 khai quật

Hiểu rõ cách dùng toàn bộ trợ từ trong tiếng Nhật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ABOUTこの記事をかいた人

Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.