5 phút nắm 10 cách nói xin chào trong tiếng Nhật hay nhất

Chào hỏi trong tiếng Nhật là một nét văn hoá vô cùng đặc trưng thể hiện phép tắc lễ nghi và là một bước đầu tiên để tạo sự kết nối con người với con người. việc hiểu rõ và sử dụng các từ vựng và cụm từ chào hỏi đúng ngữ cảnh là rất quan trọng. Chắc nhiều bạn cũng đang thắc mắc là nên chào thế nào cho đúng với tình huống, đúng với giờ giấc. Một cách chào hỏi tốt giúp bạn giao tiếp một tự tin hơn và tạo được thiện cảm với người Nhật. Bài viết này sẽ giới thiệu 10 cách nói xin chào hay trong tiếng Nhật, từ những phương án phổ biến trong giao tiếp thường nhật tới các cách nói trong trường hợp cụ thể khác nhau. Hi vọng rằng, với 5 phút, bạn sẽ nắm được đầy đủ 10 cách nói xin chào trong tiếng Nhật hay nhất

Nắm trong tay 10 sách tự học tiếng Nhật dành cho người tự học từ N5 tới N1

1. おはようございます (Ohayou gozaimasu): Xin chào / chào buổi sáng

Đây là cách nói xin chào phổ biến nhất trong tiếng Nhật, phổ biến đến ngay cả người không biết về tiếng Nhật. Ohayou gozaimasu cũng tương đương với “Good morning.” trong tiếng Anh.

Dành 5 phút để hiểu toàn bộ về N4 tiếng Nhật là gì và phương pháp học hiệu quả

Cách sử dụng おはようございます (Ohayou gozaimasu):

  • Ohayou gozaimasu được dùng để chào hỏi vào buổi sáng, từ khi mặt trời mọc đến khoảng 11 giờ sáng.
  • Ohayou gozaimasu là cách nói xin chào mang tính lịch sự tôn trọng hơn so với phiên bản ngắn gọn là おはよう (Ohayou). Chính vì thế Ohayou gozaimasu thường được sử dụng khi giao tiếp với người cao tuổi hơn, người có địa vị xã hội cao hơn, hoặc trong các tình huống cần sự tôn kính như ở nơi làm việc.
  • Trong một số ngữ cảnh thân mật với bạn bè hoặc gia đình,  việc chào bằng おはよう (Ohayou) cũng đã là khá phù hợp rồi.

Ví dụ:

Khi đi vào văn phòng vào buổi sáng, bạn có thể chào đồng nghiệp bằng cách nói:

おはようございます、いかがお過ごしですか?(Ohayou gozaimasu, ikaga osugoshi desu ka?) có nghĩa là “Good morning, how are you doing?”

Tham khảo thêm Chi phí du học Nhật Bản đầy đủ nhất

2. こんにちは (Konnichiwa) – Xin chào / Chào buổi chiều

Konnichiwa là một cách chào hỏi thân thiện và dễ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày trong tiếng Nhật. Konnichiwa có thể được dịch là “Xin chào” hoặc “Chào buổi chiều”.

Tổng hợp 500 từ vựng quan trọng có trong bài thi JLPT N3

Cách Dùng こんにちは (Konnichiwa)

  • Konnichiwa là cách chào hỏi phổ biến trong tiếng Nhật từ khoảng 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều. 
  • Konnichiwa là một cách nói lời xin chào tới mọi đối tượng bất kể tuổi tác hay địa vị xã hội, nên bạn có thể dùng nó để chào hầu như mọi người. Konnichiwa có thể dùng trong nhiều tình huống giao tiếp hàng ngày, từ gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp tới việc chào người lạ trên đường phố hoặc trong các cửa hàng. Tuy vậy, trong một số trường hợp cần thể hiện sự tôn kính cao, có thể dùng các cụm từ kính ngữ khác.

Ví dụ

Khi bạn gặp người hàng xóm vào buổi trưa, bạn có thể nói: こんにちは、お元気ですか?(Konnichiwa, o-genki desu ka?) có nghĩa là “Hello, how are you?”

3. こんばんは (Konbanwa): Chào buổi tối

Cách dùng:

Konbanwa thường được dùng từ khoảng 5 giờ chiều trở đi, khi mặt trời đã lặn, và kéo dài suốt cả buổi tối. Konbanwa có thể được sử dụng để chào gần như tất cả mọi người, từ bạn bè, đồng nghiệp, người lạ, đến người trong gia đình.

5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

Ví dụ:

Khi bạn gặp một người bạn vào buổi tối, bạn có thể nói: こんばんは、楽しい夜になりますように!(Konbanwa, tanoshii yoru ni narimasu you ni!) 

Chào buổi tối, chúc anh có một buổi tối vui vẻ

4. お久しぶりです (Ohisashiburi desu): Lâu rồi không gặp

お久しぶりです (Ohisashiburi desu) là một cụm từ tiếng Nhật trong chào hỏi được sử dụng khi gặp lại đối phương sau một thời gian dài. Cụm từ này có thể được sử dụng ở một số bối cảnh đa dạng khác nhau.

Dành 5 phút để hiểu toàn bộ về N4 tiếng Nhật là gì và phương pháp học hiệu quả

Cách Sử Dụng:

Chào hỏi: Khi bạn gặp lại ai đó sau một thời gian dài, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cụm từ này thay thế cho Ohayo hay Konichiwa.

Đồng thời Ohisashiburi desu cũng có thể là câu nói mang tính chất thân thiện với ý nghĩa “Lâu rồi không gặp”. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng お久しぶりですね (Ohisashiburi desu ne) khi gặp người không quá thân thiết. Với bạn bè thân mật, bạn cũng có thể dùng phiên bản ngắn gọn là 久しぶり (Hisashiburi).

Lưu ý:

Cụm từ này không được dùng khi gặp người lần đầu tiên. Nó chỉ phù hợp khi bạn đã quen biết và không gặp mặt trong một khoảng thời gian dài.

Ví Dụ:

お久しぶりですね、元気でしたか? (Ohisashiburi desu ne, genki deshita ka?) 

Lâu rồi không gặp – đợt này anh khỏe không?

5. ようこそ (Youkoso): Chào mừng / Welcome.

Youkoso là một cụm từ chào hỏi trong tiếng Nhật dùng để chào đón ai đó tới hoặc tham gia một sự kiện, đoàn thể nào đó như nhà, cửa hàng, thành phố, hoặc sự kiện, câu lạc bộ…

Cách Sử Dụng:

  • Chào đón khách: Bạn có thể sử dụng “Youkoso” để chào đón khách đến thăm nhà bạn, hoặc nếu bạn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, để chào khách hàng.
  • Chào mừng đến một sự kiện hoặc địa điểm: Nó cũng có thể dùng để chào mừng một người đến một sự kiện, thành phố, quốc gia hoặc địa điểm du lịch.

Ví Dụ:

  • ようこそ、我が家へ! (Youkoso, wagaya e!) 

Chào mừng tới nhà tôi

  • ようこそ東京へ (Youkoso Tokyo e) 

Chào mừng tới Tokyo

Tổng hợp đầy đủ cách đếm ngày trong tiếng Nhật

6. 押忍 (Osu) – Chào!

Osu là một cách chào hỏi khá đặc biệt trong tiếng Nhật. Osu là cách chào hỏi được sử dụng trong môi trường võ thuật hoặc giữa những người bạn thân thiết, chủ yếu là nam giới.

Cách sử dụng Osu

  • Trong võ đường: Nó thường được sử dụng để chào sư phụ, đối thủ, hoặc đồng đội trong luyện tập võ thuật.
  • Với bạn bè thân thiết: Một số người sử dụng nó như một cách thân mật để chào bạn bè, đặc biệt là những người bạn thân thiết. Lưu ý, đây là cách nói suồng sã chủ yếu chủ yếu được sử dụng bởi nam giới 

7. いらっしゃいませ (Irasshaimase) – Xin chào (đã tới cửa hàng) chúng tôi.

いらっしゃいませ (Irasshaimase) là một cụm từ tiếng Nhật rất phổ biến mà bạn thường nghe trong các cửa hàng, nhà hàng, và các địa điểm kinh doanh khác. Đây là cách mà người Nhật chào đón khách hàng.

Cách Sử Dụng:

  • Chào đón khách hàng: Khi một khách hàng bước vào cửa hàng của bạn, bạn nên nói “Irasshaimase” để thể hiện sự chào đón và sẵn lòng phục vụ.
  • Không chỉ dùng trong kinh doanh: Mặc dù phổ biến trong các địa điểm kinh doanh, cụm từ này cũng có thể được sử dụng để chào đón bạn bè hoặc người thân đến nhà mình, dù rằng điều này khá hiếm

Tổng hợp đầy đủ cách đếm ngày trong tiếng Nhật

Lưu Ý:

  • Đây là một cụm được sử dụng trong bối cảnh rất cụ thể, thể hiện lòng mến khách trong văn hóa Nhật Bản
  • Nó thường được nói với giọng to và rõ ràng, và có thể được lặp lại một số lần nếu có nhiều khách hàng bước vào cùng một lúc.

Ví dụ:

Nếu bạn là một nhân viên bán hàng và một khách hàng vừa bước vào cửa hàng, bạn nên nói “いらっしゃいませ!” (Irasshaimase!) để chào đón họ.

8. どうも (Doumo): Xin chào / cảm ơn…

Doumo một cách chào rất mang tính thường nhật và ngắn gọn, thể hiện thân mật trong tiếng Nhật. Doumo có cách sử dụng vô cùng linh hoạt và có thể dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Đây là một từ thân mật và không chính thống, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Cách sử dụng:

  • Cảm ơn: “どうもありがとう (Dōmo arigatō)” có nghĩa là “Thank you very much.”
  • Xin chào: “どうも” một mình có thể được sử dụng như một cách chào hỏi không chính thống, tương đương với “Hi” hoặc “Hey” trong tiếng Anh. Dōmo thường được sử dụng để chào hỏi trong các tình huống không chính thống và thoải mái ví dụ như giữa bạn bè hoặc đồng nghiệp hàng ngày.
  • Xin lỗi: Kết hợp với “すみません (sumimasen),” “どうもすみません (Dōmo sumimasen)” có nghĩa là “Tôi rất xin lỗi.” mang ý nghĩa tương đối lịch sự

Ví Dụ:

Bạn gặp một người bạn ở cửa hàng và muốn chào hỏi, bạn có thể nói: “どうも!” (Dōmo!).

Bạn nhận được một món quà từ bạn bè, bạn có thể nói: “どうもありがとう!” (Dōmo arigatō!) để thể hiện lòng biết ơn.

Nắm trong tay 10 sách tự học tiếng Nhật dành cho người tự học từ N5 tới N1

9. お疲れ様 (Otsukare) Anh/bạn đã vất vả rồi

お疲れ様 (Otsukare) là một đặc biệt và độc nhất của văn hóa Nhật Bản. Đây là cụm từ thường được dành riêng trong văn hoá chào hỏi và giao tiếp trong công việc. Ý nghĩa và cách sử dụng cụm từ này phức tạp hơn chút so với những cụm từ chào hỏi thông thường khác.

Cách Sử Dụng:

  • Chào đồng nghiệp sau một ngày làm việc: Khi kết thúc một ngày làm việc, bạn có thể nói “Otsukare” với đồng nghiệp của mình để thể hiện sự tôn trọng đối với công việc họ đã làm.
  • Sau khi kết thúc một sự kiện hoặc hoạt động cụ thể: Nếu một người vừa hoàn thành một công việc hoặc dự án cụ thể, bạn có thể nói “Otsukare” như một cách để cảm ơn, tri ân hay khen ngợi họ.

Ví Dụ:

  • Sau khi kết thúc một buổi họp, bạn có thể nói với đồng nghiệp: “お疲れ様でした!” (Otsukaresama deshita!).

Anh/mọi người đã vất vả rồi

  • Nếu bạn thấy bạn bè mệt mỏi sau một trận đấu bóng đá, bạn có thể nói: “お疲れ!” (Otsukare!) để thể hiện sự đồng cảm.

Dành 5 phút nắm trọn kính ngữ, khiêm nhường ngữ quan trọng trong tiếng Nhật

10. ただいま (Tadaima) – Tôi về (nhà) rồi đây, おかえり (Okaeri): Chào mừng trở về

Tadaima và Okaeri là 2 cụm từ thường đi đôi với nhau trong giao tiếp tiếng Nhật. 2 cụm từ này thường được sử dụng để chào mừng ai đó trở về nhà. Đây là một cách chào hỏi thân mật và gần gũi, thể hiện lòng chào đón và quan tâm.

Cách Sử Dụng:

  • Chào mừng ai đó trở về nhà: Khi một thành viên trong gia đình hoặc người thân trở về nhà, bạn có thể nói “Okaeri” để chào đón họ.
  • Chào mừng trở lại sau một chuyến đi: Cũng có thể được sử dụng để chào mừng ai đó trở về sau một chuyến đi xa hoặc sau một thời gian vắng mặt.
  • お帰り (Okaeri) và ただいま (Tadaima) là cụm từ dễ mến và thân thiện trong tiếng Nhật, thể hiện lòng chào đón và tình yêu thương đối với người trở về nhà. Nó là một phần của cuộc sống gia đình ấm áp tại Nhật Bản và thể hiện rõ ràng tình yêu thương và sự gắn kết trong gia đình.

Lưu Ý:

  • Đây là một cụm từ thân mật và không chính thống, không nên sử dụng trong các tình huống chính thống hoặc với người không quen.
  • Thường được kết hợp với cụm từ “ただいま” (Tadaima), nghĩa là “I’m home.” Người vừa trở về nói “Tadaima,” và người trong nhà trả lời bằng “Okaeri.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ABOUTこの記事をかいた人

Hiện tại, tôi đang là giám đốc của EDOPEN JAPAN. Trong quãng thời gian làm việc tại một trường dạy tiếng Nhật, được tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn du học sinh, năm 2018, tôi đã quyết định thành lập công ty nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo ngôn ngữ Nhật và hỗ trợ du học. Tôi ưa thích học hỏi những nền văn hoá mới, làm quen những con người mới và từng có thời gian sinh sống tại Úc và Malaysia. Tôi tốt nghiệp khoa Kinh tế của đại học Sophia.